Tổng khoảng cách 0 km
Tổng thời gian 0 h 0 tôi
Chọn một phương tiện
Chọn chuyến đi Nhập chi tiết liên lạc
Chọn một phương tiện tóm tắt đặt xe
Nhập chi tiết liên lạc Đặt bây giờ

Cảm ơn bạn đã đặt hàng của bạn

Pay via PayPal
Bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thanh toán trong vòng 5 giây.
Thanh toán qua Stripe
Bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thanh toán trong vòng 5 giây.
Chia sẻ

Bảng giá taxi tuyến Hà Nội, Nội Bài – Yên Mô, Ninh Bình

Loại xeHà Nội – Yên Mô
Hà NộiNội Bài
   Taxi 4 chỗ900k1100k
   Taxi 7 chỗ1100k1300k
   Xe 16 chỗ1600k2000k

Huyện Yên Mô gồm có thị trấn Yên Thịnh và 16 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Mai Sơn, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Hưng, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Từ.

Giá điều chỉnh từ ngày 04/01/2018 cho đến khi có thay đổi khác

Lưu ý:

– Giá đi trên đã bao gồm tất cả phí cầu đường bến bãi.

– Bảng giá trên không áp dụng với dịp lễ Tết

– Taxi đón trả hành khách tận nhà tại khu vực nội thành Hà Nội, Nội Bài và Yên Mô, Ninh Bình.

Huyện Yên Mô nằm ở phía tây nam tỉnh Ninh Bình và đồng bằng Bắc bộ, có địa hình không bằng phẳng, vùng đồng bằng, vùng chiêm trũng và vùng bán sơn địa. Phía Đông giáp huyện Kim Sơn, phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình và huyện Yên Khánh, phía Tây giáp thị xã Tam Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa (được ngăn cách bởi dãy núi Tam Điệp). Tổng diện tích đất tự nhiên 144,1 km2, diện tích canh tác 8.314,6 ha. Dân số toàn huyện năm 2013 là 111.897 người. Hiện nay huyện có 17 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã được công nhận là xã miền núi.

Huyện Yên Mô nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Dãy núi Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam chắn gió mùa Đông Bắc mùa đông tràn về nên nhiệt độ xuống thấp, tạo nên hiện tượng khô hanh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Là khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tràn sang nên về mùa hè có ngày nhiệt độ lên tới 39oC – 40oC. Những tháng đầu mùa thu, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng đột biến kèm theo giông bão, nước từ trên rừng núi và nước mưa tại chỗ hợp lại dâng cao, gây ngập lụt ở các xã vùng chiêm trũng. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ, lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm.

Người dân Yên Mô sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp (trồng lúa nước, trồng mầu, một số cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá). Ngoài ra ở một số làng quê còn phát triển những nghề thủ công truyền thống, nghề làm gốm sứ ở Bạch Liên, xã Yên Thành (là nôi của làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Hà Nội ngày nay), nghề làm Nem Chua , món ăn đặc sản của vùng quê Yên Mạc (tương truyền do con gái của cụ Phạm Thận Duật đã thực hiện đầu tiên dựa trên cơ sở học hỏi và cải biên món nem chua của các đầu bếp cung đình Huế), nghề mộc ở Côi Trì – Yên Mỹ,  làng nề ở Bình Hải – Yên Nhân, nghề dệt vải ở Nộn Khê – Yên Từ, làm bún ở Khánh Dương… Một số làng nghề truyền thống tuy có từ lâu đời nhưng chưa được phát huy. Ngày nay, thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là khôi phục làng nghề truyền thống, các làng nghề của địa phương được khôi phục và phát triển góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

Người Yên Mô phần đông theo tín ngưỡng đạo Phật, có khoảng 20% số dân theo tín ngưỡng của đạo Thiên chúa giáo. Các phong tục, tập quán  dân gian từ ngàn xưa đã ăn sâu trong tư tưởng, tình cảm của người dân Yên Mô, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn hiển hiện trong đời sống hôm nay. Đó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi gia đình, cộng đồng làng, xã. Cũng như các vùng quê khác trên đất nước Việt Nam, người dân Yên Mô có tục thờ các vị thần, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ cúng các vị thành hoàng làng, thờ các vị anh hùng dân tộc… cho tới nay vùng quê Yên Mô vẫn còn lưu giữ được nhiều nghi lễ dân gian cổ, đó là các nghi lễ khai canh, cúng bánh chưng, bánh giầy, cúng lên đồng, cúng lúa mới. Nhiều lễ hội xưa đã được khôi phục và tổ chức hàng năm theo quy mô làng, xã. Lễ hội truyền thống của các làng quê chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, hướng tới tri ân tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc và những người đã có công dựng làng, giữ nước. Qua đó giáo dục tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hóa của địa phương điển hình như lễ hội: Báo Bản ở làng Nộn Khê (Yên Từ); lễ hội chùa Cống (Quảng Phúc, Yên Phong), lễ hội Đền thờ hai vua đời Hậu Trần ở Bồ Xuyên (Yên Thành)…

Văn học dân gian Yên Mô khá đa dạng và phong phú cả về đề tài, thể loại. Tiêu biểu nhất là các loại hình diễn xướng dân gian như  hát – diễn chèo, hát ru, hát văn, ca trù, đối đáp giao duyên. Đây cũng là cái nôi của hát – diễn chèo từ thời Đinh – Lê, đặc biệt là loại hình hát xẩm do các nghệ nhân dân gian được bảo tồn tới ngày nay, tiêu biểu là nghệ nhân Hà Thị Cầu, bà đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú”, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian”,  năm 2008 bà được nhận giải thưởng “Đào Tấn”, giải thưởng dành cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc. Có thể khẳng định từ thời đồ đá cũ đến văn minh Đại Việt và cho tới đương đại, văn hos dân gian ở Yên Mô vẫn tồn tại và phát triển song song với các loại hình văn hóa khác.

Yên Mô từ xa xưa là vùng đất hiếu học, người Yên Mô có tinh thần yêu nước nồng nàn, chuộng văn chương và trọng đạo lý. Cuối đời vua Lê Cảnh Hưng (1786), làng Yên Mô Thượng có tới 56 người đỗ sinh đồ. Đây là vùng quê có nhiều khoa bảng, như một gia đình ở làng Côi trì, chú là Ninh Địch (1687-1734), cháu là Ninh Tốn (1743-1795) đều đỗ Tiến sỹ làm quan đại thần triều Lê; cụ Nguyễn Tuyên đỗ Phó bảng năm 1959; cụ Vũ Phạm Khải (1807-1872) thôn Phượng Trì, xã Yên Mạc là quan Ngự sử, Lang trung Bộ Hình, Tham biện nội các, Toản tu sử quán, Trưởng hàn lâm viện. Cụ Vũ Phạm Khải còn là một văn thân yêu nước, một nhà sử học đầy tinh thần trách nhiệm, có công lớn đối với nền sử học nước ta, một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, một quan chức mẫu mực được 3 đời vua Triều Nguyễn yêu mến, là tác giả của đôi câu đối đề tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư:

Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Tràng An

Cụ Phạm Thận Duật (1825-1885) người Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc là một nhà văn hóa đa diện, ngoài chức Thượng thư còn tham gia Hội đồng cơ mật, kiêm quản Quốc Tử Giám từ năm 1879 đến năm 1885.

Trong thời kì cách mạng, người dân Yên Mô đã được giác ngộ cách mạng và đi theo Đảng ngay từ những ngày đầu, điển hình như cụ Tạ Uyên  người thôn Côi Trì (xã Yên Mỹ) – người đã thành lập Chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng đầu tiên ở huyện Yên Mô sau này là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ người dân nơi đây không tiếc máu xương, góp sức người, sức của cho 02 cuộc kháng chiến, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Đã có gần 24.000 con em Yên Mô lên đường cầm súng chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các chiến trường, có 2.428 người đã anh dũng hy sinh, 1042 người thương, bệnh binh, 76 gia đình có 2 liệt sỹ, 11 gia đình có 2 thế hệ liệt sỹ. Toàn huyện Yên Mô có 53 mẹ được phong và truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Trong công cuộc xây dựng quê hương, nhiều con em quê hương đã trưởng thành, trở thành lãnh đạo của các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và ở tỉnh, nhiều người đã trở thành tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, nhiều người có học hàm giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo ưu tú, nghệ sỹ ưu tú, … Tiêu biểu trong lực lượng vũ trang nhân dân có các tướng lĩnh: Trung tướng Nguyễn Hùng Phong, nguyên phó tư lệnh Quân khu I (quê ở Yên Mỹ), Trung tướng Phạm Văn Tánh, chánh thanh tra Bộ Quốc phòng (quê Khánh Thượng) và nhiều Thiếu tướng trong lực lượng Vũ trang và lực lượng Công an nhân dân. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học có: Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Hoan (quê ở Yên Thành), Tiến sỹ Thế Hùng (quê ở Yên Từ) và nhiều tiến sỹ khác…Các cán bộ lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và ở Tỉnh: ông Vũ Xuân Hồng (quê Yên Mạc), ông Lương Văn Tự (quê Yên Thành), … bà Nguyễn Thị Thanh, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng (khóa XI), Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình (khóa XIII), Bí thư Tỉnh ủy … Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Tú, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.

Ghi nhận truyền thống hào hùng của quân và dân huyện Yên Mô, Nhà nước đã phong tặng Huyện, 12 xã và 02 cá nhân danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến; Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng 02 Huân chương lao động hạng Nhì, 32 Huân chương lao động hạng Ba; được Chính phủ tặng 02 Cờ thi đua, 43 Bằng khen; các Bộ, ngành Trung ương tặng 07 cờ thi đua và 337 bằng khen; được UBND tỉnh tặng 58 cờ thi đua và 1.046 bằng khen. Năm 2009 cán bộ và nhân dân huyện Yên Mô vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng Nhất- đây là niềm vinh dự lớn của Đảng bộ, quân và dân toàn huyện.

 Đó là nền tảng truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục… đáng tự hào của vùng quê Yên Mô, có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của quê hương trong thời kì mới. Kế thừa và phát huy truyền thống ấy, giáo dục Yên mô cũng trưởng thành và phát triển góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của quê hương.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945:

Thời Pháp thuộc đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Yên Mô gồm 9 tổng với 65 xã, thôn: tổng Yên Mô: 10 xã, thôn; tổng Đàm Khánh (Yên Khánh): 9 xã, thôn; tổng Bạch Liên (Bạch Bát): 9 xã, thôn; tổng Lạn Khê: 7 xã, thôn; Tổng Quảng Phúc (Bình Quảng): 6 xã, thôn; tổng Nộn Khê: 6 xã, thôn; tổng Thổ Mật: 6 xã, thôn; tổng Thần Phù: 8 xã, thôn; tổng Yên Vân (An Vân): 4 xã, thôn.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp ở huyện Yên Mô chỉ có duy nhất 01 trường Kiêm bị Nộn Khê (École plein exercice de Non Khe) thành lập năm 1920. Có bốn lớp học trong 6 năm. Học trò học tại đây đến từ các vùng: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Nga sơn (Thanh Hóa) và Nghĩa Hưng (Nam Định), chương trình học do người Pháp kiểm duyệt. Ngoài ra một bộ phận nhỏ trẻ em Yên Mô được các nhà nho, thày đồ dạy học ở các làng, xã.

Từ năm 1945 đến năm 1954:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Yên Mô có 8 xã do việc hợp nhất các xã có quy mô nhỏ thành các xã lớn gồm: Yên Sơn, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Thái, Yên Mạc, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Lạc.

Hưởng ứng lời kêu gọi chống nạn thất học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau khi thành lập và củng cố chính quyền cơ sở, huyện bộ Việt Minh quyết định thành lập “Ban diệt dốt” từ huyện đến xã, vận động toàn dân đi học. Các khẩu hiệu “Đi học là yêu nước”, “Học để kháng chiến và kiến quốc” được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục và tổ chức học tập, quần chúng nhân dân hiểu được đi học là rất cần thiết cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Nên chỉ trong thời gian ngắn (sau hơn một tháng phát động), hầu hết các thôn xóm trong toàn huyện đều mở được lớp học bình dân học vụ. Người đi học gồm tất cả các lứa tuổi. Ai ai cũng phấn khởi thi đua học tập, thi đua thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, những người chưa biết chữ gắng học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo – phụ nữ lại càng phải học”. Trong thời gian này, mỗi thôn xã có từ 10 đến 15 lớp bình dân học vụ. Toàn huyện có hàng vạn người đi học. Các em nhỏ, cụ già 60 đến 70 tuổi cũng đi học. Đến tháng 01/1946, toàn huyện có 1.380 người thoát khỏi nạn mù chữ, 1.200 người theo học các lớp bình dân học vụ, 300 người xung phong dạy học không hưởng phụ cấp. Đến cuối năm 1946, các thôn, xã Nộn Khê, Quảng Từ, Quảng Phúc, Côi Trì … được Ban bình dân học vụ huyện về kiểm tra công nhận “Đơn vị hoàn thành xóa mù chữ”. Song song với việc vận động nhân dân đi học bình dân học vụ, Uỷ ban nhân dân huyện ra Nghị quyết tổ chức 02 lớp học chữ quốc ngữ cho cán bộ huyện, xã.

Tháng 9/1945: Trường Kiêm bị Nộn Khê đổi tên thành Trường Cơ bản Nộn Khê gồm có 04 lớp, học chương trình 4 năm 1945 – 1949 (đây là trường tiểu học đầu tiên của nền giáo dục cách mạng ở Yên Mô).

Sau năm 1945, trường cấp 1 Yên Phú được thành lập năm 1947,, khi mới thành lập trường có khoảng 300 học sinh tản cư từ các nơi khác đến học do thày Đinh Văn Điếng làm Hiệu trưởng; Năm 1948, trường Tiểu học vụ (nay là trường tiểu học Yên Thành) được thành lập với 03 lớp (đồng ấu, dự bị, sơ đẳng), mỗi lớp có khoảng 30 học sinh tản cư từ nơi khác đến học, do thầy Nguyễn Hợp (người Hà Nội tản cư) làm Hiệu trưởng.

Đến tháng 10/1948, phong trào học tập diễn ra sôi nổi, toàn huyện có 93% số người trong diện được công nhận xóa mù chữ, huyện Yên Mô được tỉnh công nhận là đơn vị hoàn thành xóa nạn mù chữ. Các xã, thôn đều có lớp tiểu học đơn lẻ học ở các đình làng, nhà dân và các lớp bình dân học vụ.

Tháng 9/1952, tỉnh mở thêm trường cấp II đầu tiên trên địa bàn huyện là trường Nguyễn Quốc Ân (tên của một học sinh học cấp II ở thị xã Hưng Yên đã anh dũng hy sinh năm 16 tuổi), nay là trường THCS Yên Phong. Năm học đầu tiên trường có 03 lớp với hơn 90 học sinh của các huyện lân cận trong tỉnh (do thày Đỗ Văn Hàn là Hiệu trưởng, sau này làm Trưởng ty Giáo dục Ninh Bình).

Đến tháng 9/1953, có thêm 02 trường cấp 1 được thành lập: Trường cấp 1 Yên Mạc có 7 lớp, với hơn 300 học sinh, trong đó có 5 lớp vỡ lòng học tại 5 thôn mượn nhà dân và 2 lớp được học tại núi Voi; trường cấp 1 Yên Đồng với hơn 200 học sinh.

Tính đến hết năm 1953 huyên Yên mô mới có 05 trường cấp 1, 01 trường cấp 2. Tuy mạng lưới các trường còn rất ít nhưng đã góp phần không nhỏ vào thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, xóa mù chữ và bổ túc văn hóa cho nhiểu con em quê hương. Công tác quản lý giáo dục đối với các cơ sở giáo dục của huyện lúc này do Ban văn hóa – thông tin –giáo dục – y tế phụ trách (người phụ trách đầu tiên là cụ Trương Duy Cương người Yên Nhân)

Từ năm 1954 đến 1975:

Năm 1956, sau khi thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, chia tách 8 xã trên địa bàn huyện thành lập 15 xã mới: Yên Sơn, Yên Bình, Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Thành, Yên Đồng, Yên Thái, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Từ, Yên Phong, Yên Phú, Yên Lạc. Tháng 5/1961, xã Yên Lạc sáp nhập vào huyện Yên Khánh, ba xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng thuộc huyện Yên Khánh sáp nhập vào huyện Yên Mô. Thời điểm này huyện Yên Mô có 17 xã. Tháng 01/1967, thành lập thị trấn nông trường Đồng Giao, trực thuộc huyện Yên Mô. Tháng 02/1974 giải thể thị trấn nông trường Đồng Giao, thành lập thị trấn Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

Sau phong trào cải cách ruộng đất, phong trào thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa được đẩy mạnh, góp phần tích cực bồi dưỡng lực lượng cốt cán mới cho tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở ở các xã và huyện. Sau những năm sôi nổi của phong trào “diệt giặc dốt”, công tác bổ túc văn hóa đã phát triển lên trình độ cao hơn. Do thực dân Pháp tăng cường càn quét, đánh phá nên việc học cũng thay đổi. Thanh niên, xã viên ban ngày làm ruộng, trực chiến, tham gia phục vụ chiến đấu, ban đêm hoặc giữa trưa tham gia học bổ túc văn hóa. Các giáo viên phổ thông lúc này  đều tham gia công tác bổ túc văn hóa với khẩu hiệu “Một hội đồng hai nhiệm vụ”. Hệ thống các lớp BTVH ra đời góp phần vào việc đào tạo nhân lực có trình độ để xây dựng quê hương.

Từ năm 1955 đến năm 1959, để củng cố chính quyền cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực sự làm chủ nông thôn và từng bước tiến lên CNXH, việc thanh toán nạn mù chữ cho số đông nông dân và cán bộ cốt cán đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Toàn huyện tập trung cao độ cho việc hoàn thành thanh toán nạn mù chữ lần thứ hai.

Tuy còn rất nhiều khó khăn, song Đảng bộ huyện quyết tâm xây dựng phát triển văn hóa, giáo dục. Năm học 1955-1956 tất cả 15 xã trong huyện đều có trường phổ thông cấp 1 (Nghị định 596-NĐ ngày 30/8/1956 của Bộ Giáo dục ban hành Quy chế trường phổ thông 10 năm). Toàn huyện mở được 2.000 lớp xóa mù chữ và bình dân học vụ và bổ túc văn hóa.

Đến năm 1958, toàn huyện có 5.946 người trong độ tuổi đi học bình dân học vụ, trong đó 95% hoàn thành xóa nạn mù chữ, huyện Yên Mô được tỉnh công nhận “Huyện cờ đầu xóa nạn mù chữ”. Hai xã Yên Thắng, Yên Bình được chủ tịch nước tặng Bằng khen, hai xã Yên Từ, Yên Mỹ được chính phủ tặng Huân chương lao động và Cờ thi đua. Phong trào bổ túc văn hóa phát triển mạnh, trong 3 năm 1958-1960 toàn huyện có 8.225 người mãn khóa đạt 122,6% kế hoạch. Xây dựng thêm trường phổ thông cấp II khu vực xã Yên Mạc, hệ thống trường lớp đảm bảo đủ chỗ cho con em nhân dân lao động đến trường.

Từ năm 1960, Phòng giáo dục huyện Yên Mô được thành lập, do cụ Hoàng Mạnh Chí, người Yên Nhân làm Trưởng phòng, biên chế Phòng Giáo dục lúc này có 9 người.

Cùng thời điểm này trường Mầm non Yên Thành được thành lập với 01 lớp mẫu giáo có hơn 30 cháu do 02 cô giáo đảm nhiệm, năm 1962 phát triển thêm 03 lớp ở thôn Bái, thôn Bạch Liên, thôn Kênh. Đến năm học 1967-1968, các lớp mẫu giáo và vỡ lòng được thống nhất thành ngành học, có giáo viên chuyên trách ở các xã và hưởng lương do các hợp tác xã nông nghiệp chi trả bằng lúa. Lớp vỡ lòng (mẫu giáo lớn) huyện Yên Mô có 116 lớp với  4.110 cháu.

Tính đến năm 1963, toàn huyện đã có 07 trường phổ thông cấp 2 (Yên Phong, Yên Mạc, Yên Hòa, Yên Từ, Khánh Thịnh, Yên Thái, Yên Phú) và 03 trường phổ thông nông nghiệp (Yên Nhân, Yên Thắng, Yên Thành), các trường phổ thông cấp 1 được duy trì. Các lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng được hình thành ở các hợp tác xã trong huyện, thu hút phần lớn con em nhân dân đi học. Mỗi xã đều có giáo viên phổ thông làm chuyên trách công tác bổ túc văn hóa xã.

Tháng 9/1966, các trường cấp 2 Yên Đồng, Khánh Dương, Yên Mỹ, Yên Lâm được thành lập. Đến thời điểm này toàn huyện có 17 trường cấp 2, 17 trường cấp 1,  01 trường Mầm non và các lớp mẫu giáo ở hợp tác xã nông nghiệp.

Từ năm 1968 đến tháng 12/1972, trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, dưới sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương các trường học trong huyện phải sơ tán khỏi các khu vực trọng yếu mà máy bay Mỹ bắn phá, các lớp học được thực hiện ở  các nhà hầm hay trong đình, chùa, hang núi,… điều kiện giảng dạy và học tập gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” vẫn sôi nổi, lôi cuốn hàng trăm giáo viên và hàng ngàn học sinh bám trường, bám lớp. Quyết tâm không để con em quê hương một ngày thiếu học.

Cùng với nhân dân miền Bắc chi viện sức người, sức của cho Miền Nam nhiều thầy giáo Yên Mô đã lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Miền Nam. Đó là những tấm gương tiêu biểu cho nhiều thế hệ học trò noi theo.

Trong giai đoạn này, thành tích nổi bật của giáo dục huyện nhà được ghi nhận bởi sự nỗ lực không ngừng của thầy giáo, cô giáo và các thế hệ học trò. Điển hình là trường mẫu giáo Yên Thành, trường bổ túc văn hóa Yên Lâm, trường cấp I Yên Hòa, trường cấp II Yên Phong liên tục nhiều năm là đơn vị cờ đầu phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong toàn tỉnh Ninh Bình. Năm 1972, trường Mầm non Yên Thành vinh dự được đón đoàn đại biểu nước Cộng hòa nhân dân Cu Ba về thăm và tặng cờ lưu niệm.

Như vậy từ năm 1954 đến trước năm 1975 giáo dục huyện nhà đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương: Hoàn thành việc xóa mù chữ, bổ túc văn hóa cho nhân dân, từng bước phát triển mạng lưới trường lớp ở các cấp học, được cơ quan chuyên môn Phòng Giáo dục quản lí.

Từ năm 1975 đến năm 1994:

Ngày 27/12/1975, Quốc Hội khóa III, kỳ họp thứ II quyết định hợp nhất 2 tỉnh Ninh Bình và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Thực hiện Quyết định số 125-CP ngày 27-4-1977 của Hội đồng Chính phủ, 9 xã phía bắc huyện Yên Khánh (Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Hải, Khánh Ninh, Khánh Lợi, Khánh Thiện) hợp nhất với huyện Yên Mô và thị trấn Tam Điệp thành lập huyện Tam Điệp.

Đến tháng 12/1982,thực hiện Quyết định số 200 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tách thị trấn Tam Điệp và 02 xã Yên Bình, Yên Sơn thuộc huyện Tam Điệp để thành lập thị xã Tam Điệp. Lúc này huyện Tam Điệp có 26 xã.

Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Ninh Bình được tái lập chính thức từ ngày 01/4/1992.

Từ năm 1975 đến 1977, Phòng Giáo dục Yên Mô được đổi thành Ban Giáo dục và bà mẹ trẻ em huyện Yên Mô, với biên chế 13 người; từ năm 1977 đến năm 1979 được gọi là Ban Giáo dục và bà mẹ trẻ em huyện Tam Điệp; Từ năm 1980 đến năm 1994 gọi là Phòng Giáo dục huyện Tam Điệp. Từ tháng 4/1992, Phòng Giáo dục huyện Tam Điệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình quản lý, biên chế có 7 người.

Từ năm học 1981-1982 đến năm học 1983-1984: Sáp nhập trường phổ thông cấp 1 và trường phổ thông cấp 2 thành trường phổ thông cơ sở (Quyết định số 135-CP ngày 27/3/1981 Quyết định của Hội đồng Chính phủ về hệ thống giao dục phổ thông mới hệ 12 năm); Từ năm 1991 đến năm 1994: Tách các trường phổ thông cơ sở ở các xã thành trường Tiểu học và trường THCS. Việc chia tách, sáp nhập địa giới hành chính cùng với việc sáp nhập, chia tách các trường cấp 1, cấp 2 dẫn đến quy mô trường, lớp không ổn định.

Đây là giai đoạn này, ngành giáo dục huyện nhà gặp rất nhiều khó khăn do những tác động về chính trị, kinh tế… Vì vậy mà sự đầu tư cho giáo dục bị hạn chế. Hệ thống nhà trường được xây dựng trong giai đoạn trước đang ngày càng xuống cấp. Quy mô giáo dục có nguy cơ giảm sút. Hệ thống trường, lớp ít được cải tạo không đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ, tình trạng lớp học 2 đến 3 ca kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Tuy nhiên giáo dục huyện nhà được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực không ngừng của các thầy, cô giáo từng bước khắc phục khó khăn, duy trì tốt hệ thống giáo dục ở cả 3 cấp.

Có thể nói, từ nền tảng của phong trào “diệt giặc dốt”, công tác bổ túc văn hóa huyện nhà đã có nhiều chuyển biến, địa bàn, đối tượng tham gia bổ túc văn hóa được mở rộng hướng tới: Cán bộ ở huyện, xã, đoàn viên thanh niên, công nhân, nhân viên… Sau này công tác bổ túc văn hóa còn hướng tới các đối tượng phổ thông cấp 1, cấp 2… Do yêu cầu đó, trường dân chính huyện Yên Mô ra đời năm 1978, do thầy Trần Xuân Kiều phụ trách. Năm 1989, trường dân chính Yên Mô sáp nhập với trường Đảng, trường Sơ cấp Nông nghiệp, Trung tâm dạy nghề của huyện thành Trung tâm bồi dưỡng giáo dục – dạy nghề huyện Tam Điệp do thầy An Viết Vân làm Giám đốc. Năm 1993, thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tam Điệp (nay là Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Mô). Hệ thống các trường tiểu học, THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên, lớp bổ túc văn hóa và các lớp mầm non do Phòng Giáo dục huyện phụ trách, tổ chức và chỉ đạo.

Từ sau năm 1975 đến trước năm 1994, tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và đặc biệt là của ngành, giáo dục huyện nhà vẫn được duy trì và phát triển và đạt được những thành tích đáng ghi nhận:

Năm 1980, trường Mẫu giáo Yên Thành vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba. Nhiều năm liền được công nhận đơn vị lá cờ đầu ngành học mẫu giáo toàn miền Bắc

Năm 1992, trường Mẫu giáo Yên Mỹ được tỉnh Hà Nam Ninh tặng danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Giáp được phong tặng là nhà giáo ưu tú đầu tiên của Huyện.

Tháng 8/1989, trường năng khiếu huyện Tam Điệp được thành lập trường do thày Vũ Thế Cần làm Hiệu trưởng (sau này là Trưởng phòng Phòng Giáo dục huyện Yên Khánh) khi mới thành lập trường chưa có trụ sở phải học nhờ trung tâm thương nghiệp huyện Tam Điệp. Ban đầu trường có 6 lớp với 84 học sinh. Trong 5 năm học đầu tiên (từ năm 1989 đến năm 1994) trường có 96 học sinh đạt giải cấp tỉnh. Đặc biệt, năm học 1992-1993 và 1993-1994 có 02 học sinh đạt giải Quốc gia. Nhà trường đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi, nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh từ ngôi trường này đã trưởng thành, giữ cương vị lãnh đạo, nhà quản lí…

Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của ngành, cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh, phong trào giáo dục của quê hương từng bước phát triển bền vững, tạo thế và lực mới cho những sự trưởng thành trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước những năm đổi mới.

Từ năm 1994 đến năm 2014:

Thực hiện Nghị định 59/CP ngày 04/7/1994 của Chính phủ về việc đổi tên huyện Tam Điệp và thành lập lại huyện Yên Khánh, tách các xã trước đây để thành lập lại huyện Yên Khánh, huyện Tam Điệp đổi tên thành huyện Yên Mô (như trước đây), gồm 15 xã. Năm 1997 thành lập thị trấn Yên Thịnh. Năm 2000, tách thôn Hưng Hiền thuộc xã Yên Mỹ, thành lập xã Yên Hưng; tách xã Khánh Thượng thành lập 02 xã Khánh Thượng và xã Mai Sơn; Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 28/11/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Phú và Khu Bồ vi của xã Khánh Thịnh được sáp nhập vào thị trấn Yên Thịnh. Hiện nay huyện Yên Mô có 16 xã và 01 thị trấn.

Trước năm 2001, Đội ngũ cán bộ quản lý từ cơ quan Phòng Giáo dục đến các nhà trường và đội ngũ giáo viên, nhân viên trực thuộc Sở Giáo dục quản lý, lúc này đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường phần lớn thiếu cả về số lượng và chủng loại, đặc biệt là giáo viên mầm non. Cơ sở vật chất trường học còn nghèo nàn, lạc hậu, các phòng học và phòng chức năng phần lớn là phòng học cấp 4 (mới có 124 phòng học cao tầng kiên cố), tới năm 1999 mới có 02 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Tiểu học Yên Phong và Tiểu học Yên Phú).

Từ năm 2001 đến nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hàng năm được bổ sung về số lượng, chủng loại đáp ứng yêu cầu dạy và học. Toàn huyện có 1.345 giáo viên, 100% giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn đào tạo (trong đó có 87,5% giáo viên có trình độ trên chuẩn). Với sự tích cực chủ động tham mưu của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cơ bản các trường học đã được đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng và công trình phụ trợ theo hướng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn phổ cập giáo dục và xây dựng nông thôn mới. Tính đến tháng 12/2013 toàn huyện có 903 phòng học, phòng chức năng cao tầng, kiên cố (tăng 779 phòng), có 41/53 trường học đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 05 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2).

Giáo dục Mầm non:

Năm học 1994-1995, toàn huyện có 132 lớp, nhóm lớp với 2600 học sinh, 136 giáo viên ngoài công lập (hưởng lương từ ngân sách của các hợp tác xã), đến năm học 2013-2014 có 265 lớp, nhóm lớp với 6.481 học sinh (đạt 73,1% DSĐT), 515 giáo viên (được biên chế theo đề án chuyển đổi trường Mầm non Bán công sang trường công lập năm 2011).

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường Mầm non được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm học 1994-1995 giáo viên Mầm non chủ yếu có trình độ chuyên môn sơ cấp, đến năm học 2013-2014 đã có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 85,8% giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn đào tạo. Trong 20 năm qua bậc học Mầm non có 39 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Cơ sở vật chất, cảnh quan các nhà trường được củng cố và tăng cường theo hướng chuẩn hóa và xây dựng nông thôn mới. Huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng, các công trình phụ trợ, đồ dùng đồ chơi, xây dựng cảnh quan môi trường… Phần lớn các trường Mầm non trong huyện đã được xây mới tương đối khang trang, sạch đẹp. Tính đến tháng 12/2013, toàn huyện có 216 phòng học, phòng chức năng cao, tầng kiên cố, có 12/18 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, xếp thứ tư toàn tỉnh. Đó là nền tảng vững chắc để các trường mầm non đạt chuẩn về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đến tháng 5/2012, huyện Yên Mô được UBND tỉnh công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (là đơn vị hoàn thành sớm 1 năm so với kế hoạch).

Hằng năm, tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ đạt trên 64% DSĐT, mẫu giáo đạt trên 98% DSĐT và đạt 100% kế hoạch, 100% các trường Mầm non tổ chức nuôi bán trú, trong đó: Nhà trẻ tổ chức nuôi đạt  trên 92% so với tổng số cháu đến nhà trẻ; Mẫu giáo đạt trên 95 % so với tổng số trẻ đến lớp. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng được tăng lên, tỉ lệ trẻ phát triển bình thường tiếp tục tăng; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng giảm còn 4,5% với nhà trẻ và 5,6% với mẫu giáo; tỉ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao giảm còn 5,5% đối với nhà trẻ và 6,9% đối với mẫu giáo.

Từ những kết quả đã đạt được, tính đến nay đã có 37 cô giáo được UBND tỉnh tặng Bằng khen, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, bậc học mầm non huyện nhà đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen cho 4 đơn vị, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 3 đơn vị, đặc biệt trường Mầm non Khánh Thịnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 2002, Huân chương lao động hạng Nhì năm 2009.

Giáo dục Tiểu học:

Những năm đầu tái lập huyện, toàn huyện có 18 trường tiểu học, với 492 lớp, 10.665 học sinh và 444 giáo viên, năm 1997 tách trường tiểu học xã Yên Thắng thành trường Tiểu học Yên Thắng A và trường Tiểu học Yên Thắng B; năm 1998 tách trường tiểu học xã Yên Đồng thành trường Tiểu học Yên Đồng A và trường Tiểu học Yên Đồng B; tháng 11/1999 đổi tên trường Tiểu học xã Yên Mạc thành trường Tiểu học Phạm Thận Duật (trường mang tên danh nhân văn hóa của địa phương); tháng 9/1999, trường tiểu học A Yên Mỹ đổi tên thành trường Tiểu học Tạ Uyên – mang tên người chiến sỹ cách mạng, Bí thư xứ ủy Nam Kỳ; tháng 9/2002 thành lập trường tiểu học thị trấn Yên Thịnh. Từ năm 2008 đến nay do việc sáp nhập 02 tiểu học ở xã Yên Nhân, 02 trường tiểu học ở xã Yên Đồng, 02 trường tiểu học ở xã Yên Thắng nên cả huyện hiện nay có 18 trường tiểu học với 270 lớp, 7.408 học sinh và 410 giáo viên. Quy mô trường lớp giảm là do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Chất lượng giáo dục tiểu học từng bước được ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông. Các trường tiểu học đã thực hiện tốt việc tổ chức cho học sinh được học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, từ năm học 2005-2006 đến nay toàn huyện đã có 13 học sinh giỏi cấp quốc gia. Đoàn học sinh tiểu học Yên Mô đại diện cho tỉnh tham gia liên hoan đàn Piano khu vực phía bắc có 01 huy chương Vàng và 02 huy chương Bạc.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học không ngừng được củng cố và tăng cường đủ về số lượng, cơ cấu, chủng loại giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học. Đến nay đã có 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, phần lớn cán bộ quản lý các nhà trường đều hoàn thành việc bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý ngành. Có 78 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh, 9 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngành, sự ủng hộ của nhân dân, cơ sở vật chất các nhà trường từng bước được tăng cường và kiên cố hóa. Đến tháng 3/2009 toàn huyện đã có 360 phòng học, phòng chức năng cao tầng, kiên cố (trước năm 2000, toàn huyện mới có 80 phòng kiên cố), 100% các trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, hiện nay có 05 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Từ nền tảng vững chắc về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy và học huyện Yên Mô được UBND tỉnh công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 tháng 12/2013.

Ghi nhận những thành tích dạy và học của các trường tiểu học trong huyện, 45 thày giáo, cô giáo đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen, danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Trường Tiểu học Yên Hưng được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen, trường Tiểu học Mai Sơn và trường Tiểu học Yên Thịnh, trường Tiểu học Yên Phú được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Đặc biệt năm 2003 trường Tiểu học Yên Phú được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2012 trường Tiểu học Yên Thịnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, năm 2012 trường Tiểu học Yên Phú được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Giáo dục Trung học cơ sở và giáo dục Thường xuyên

Cùng với giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục trung học cơ sở không ngừng được củng cố và duy trì. Năm học 1994-1995 toàn huyện có 12.135 học sinh/287 lớp với 316 giáo viên. Nhiều trường có tới hàng nghìn học sinh như THCS Yên Nhân, THCS Yên Đồng, THCS Yên Thắng…

Tháng 11/2001, trường THCS xã Yên Mạc đổi tên thành trường THCS Vũ Phạm Khải – Danh nhân văn hóa của địa phương.

Tháng 9/2012, trường THCS Yên Phú được sáp nhập với trường THCS Yên Thịnh do mở rộng không gian thị trấn Yên Thịnh, vì vậy hiện nay toàn huyện chỉ còn 17 trường THCS, với 5.738 học sinh/195 lớp và 420 giáo viên, tỷ lệ giáo viên tăng từ 1,1 giáo viên/lớp (năm 1994) lên 2,08 giáo viên/lớp (năm 2014).

Do có sự quan tâm chỉ đạo của ngành, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp THCS được học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới giáo dục. Tính đến nay 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, trong đó có 84% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Cơ cấu giáo viên được đảm bảo, đặc biệt là đủ giáo viên dạy các môn năng khiếu. Tỷ lệ giáo viên được cân đối hài hòa giữa các trường trong huyện. Phần lớn cán bộ quản lý được bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý ngành. Thực hiện yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới dạy và học trên 95% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tin học và sử thành thạo phần mềm phục vụ công tác quản lý, dạy và học.

Cơ sở vật chất của các trường THCS trong huyện được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Dần thay thế các phòng học cấp 4 bằng các phòng học cao tầng kiên cố, xây dựng các công trình phụ trợ, cảnh quan trường học theo hướng chuẩn hóa. Trước năm 2002 các trường THCS trong huyện mới có 44 phòng học kiên cố, tính đến tháng 12/2013 đã xây dựng được 327 phòng học, phòng chức năng và nhiều công trình phụ trợ kiên cố. Phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành mà còn là của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương. Nhiều xã trong huyện đã quan tâm mở rộng khuôn viên, tăng quỹ đất đáp ứng yêu cầu của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Tháng 02/2004, trường THCS Yên Thịnh là trường đầu tiên trong huyện được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Tính từ thời điểm đó, trung bình mỗi năm học huyện có thêm 01 trường chuẩn quốc gia của mỗi cấp học. Tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia của huyện 11/17 đạt 64,7%. Bên cạnh phong trào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các xã, ngành giáo dục và đào tạo huyện tập trung quan tâm đến xây dựng trường chuẩn quốc gia ở 3 xã xây dựng điểm về nông thôn mới. Đồng thời thường xuyên quan tâm đến việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng ở các trường đã đạt chuẩn quốc gia.

Tháng 11/2001, huyện được UBND tỉnh công nhận đơn vị đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS (17/18 xã, thị trấn hoàn thành Phổ cập). Tính từ thời điểm được công nhận đến nay, công tác phổ cập giáo dục THCS của huyện luôn được củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng. Hàng năm, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 cả hai hệ trên 98%. Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt trên 85%. Đó là nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu Phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

Trong giai đoạn này chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Công tác giáo dục đạo đức được coi trọng; giáo dục thể chất được đẩy mạnh có hiệu quả. Hoạt động dạy nghề phổ thông, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh đảm bảo đúng quy định. Các nhà trường có truyền thống dạy và học vẫn giữ được những vị trí nòng cốt cho ngành giáo dục huyện. Về giáo dục đạo đức, tỉ lệ học sinh xếp loại Tốt đạt 86%, toàn ngành không có học sinh xếp loại đạo đức Yếu. Về trí dục, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi luôn được duy trì và nâng cao trên 13%, học sinh xếp loại học lực Khá trên 45%. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trên 98%, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và GDTX đạt trên 86%, đặc biệt từ năm 2002 đến nay đã có 186 học sinh được tuyển vào trường THPT chuyên Lương Văn Tụy 18 học sinh được tuyển vào trường THPT chuyên Amsterdam Hà Nội, trường THPT chuyên đại học ngoại ngữ Hà Nội…

Riêng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được Huyện ủy, HĐND, UBND và ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo từ huyện đến các nhà trường. Nhiều trường đã thực sự nỗ lực trong việc chọn lọc, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy tạo nguồn vững chắc cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện, tiêu biểu là các trường THCS Yên Thịnh, Yên Thắng, Yên Mỹ, Yên Nhân…Ngoài việc lựa chọn học sinh, ngành và các nhà trường luôn thực sự quan tâm việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chọn những giáo viên có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Chương trình, phương pháp bồi dưỡng luôn được đổi mới sát với yêu cầu thực tế, là cơ sở để nâng cao chất lượng bồi dưỡng mũi nhọn. Cụ thể từ năm 1994 đến nay đã có 832 học sinh đạt giải cấp tỉnh, trong đó có 132 học sinh đạt giải Nhất, 198 học sinh đạt giải Nhì, 231 đạt giải Ba. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng cờ giải cao: Cờ giải Nhất (năm học 2008-2009), cờ giải Nhì (năm học 2007-2008, 2009-2010, 2010-2011), cờ giải Ba (năm học 2012-2013), cờ Khuyến khích (2011-2012). Từ năm 1994 đến nay có 55 học sinh đạt giải cấp Quốc gia. Tiêu biểu như em Mai Thị Hồng Quế (khóa 1989-1993), em Đỗ Mỹ Phương (khóa 1993-1997); em Lê Thị Minh Hạnh (khóa 1994-1998);  em Phan Hà Tuấn Anh (2007-2011); em Ninh Văn Quốc (khóa 2009-2013)….

Phong trào thể dục thể thao được các nhà trường thường xuyên chú trọng với nhiều hình thức tổ chức các hoạt động rèn luyện thân thể. Tăng cường quan tâm đến học sinh có năng khiếu, tố chất, bồi dưỡng để có thành tích cao trong thi đấu. Hàng năm, ngành thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức thi thể dục thể thao từ cấp trường, cấp cụm trường đến cấp huyện. Từ đó chọn lọc những học sinh có năng khiếu để tập trung bồi dưỡng dự thi các cấp. Đặc biệt, tại Hội khỏe Phù đổng tỉnh Ninh Bình lần thứ V, năm 2011 đoàn tuyển học sinh Tiểu học, THCS đạt cờ giải Ba, trong đó có 6 huy chương Vàng, 22 huy chương Bạc và 66 huy chương Đồng, năm học 2012-2013, năm học 2013-2014 đoàn tuyển thể dục thể thao cấp THCS đều được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng cờ giải Ba. Nhiều học sinh Yên Mô đã trở thành vận động viên cho tỉnh, cho đất nước, tiêu biểu như vận động viên Bùi Thị Hà (xã Yên Thành) đạt Huy chương Vàng tại Segames 21, vận động viên Nguyễn Đình Cương (xã Yên Hòa) đạt 02 Huy chương Vàng tại Segames 24.

Từ 1994 đến trước năm 2002 Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Mô do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, thực hiện công tác bổ túc văn hóa cho học sinh tốt nghiệp lớp 9 có nhu cầu học lớp 10 nhưng không đỗ vào các trường hệ chính quy. Song song với nhiệm vụ đó, Trung tâm giáo dục còn làm nhiệm vụ bổ túc văn hóa cấp 3 cho hầu hết đội ngũ cán bộ xã, thị trấn (hệ tại chức) và một số giáo viên Mầm non, dạy nghề cho học sinh cấp 3 các trường THPT trong huyện. Công tác bổ túc cho đối tượng tiểu học và đối tượng THCS được giao cho các trường Tiểu học và THCS chịu trách nhiệm góp phần thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục.

Từ năm 2002 đến nay, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện được chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, công tác xóa mù chữ cho đối tượng tiểu học, bổ túc văn hóa cho đối tượng trung học cơ sở vẫn do các trường tiểu học và THCS đảm nhiệm.

Từ những kết quả đã đạt được về xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn… các trường THCS trong huyện đã góp phần xây dựng bảng thành tích chung của ngành giáo dục huyện, cụ thể: Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen: THCS Yên Thịnh (1996), THCS Yên Nhân (1997, 2010,2012); Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen: THCS Yên Thịnh (1998), THCS Yên Nhân (2001), THCS Yên Mỹ (2002), THCS Yên Từ (2012); Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba: THCS Yên Phong (1997), THCS Yên Thịnh (2004), THCS Yên Mỹ (2013) và Huân chương Lao động hạng Hai cho THCS Yên Phong (2002); 51 cá nhân được UBND tỉnh tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và Bằng khen.

Với chặng đường hơn 60 năm qua, đặc là sau 20 năm tái lập huyện, vượt lên vô vàn khó khăn và những thử thách không nhỏ do chiến tranh, do mặt trái của cơ chế thị trường và cả do tác động của quá trình hội nhập đưa đến, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh huyện Yên Mô luôn nhận được sự chăm lo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, đã làm nên bao “kỳ tích”; có nhiều đóng góp quan trọng về nguồn lực với lớp lớp những con người có văn hóa, có sức khỏe, có phẩm chất tốt… phục vụ quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Chặng đường hơn nửa thế kỷ qua của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Yên Mô không chỉ được ghi dấu bằng những thành tựu quan trọng xuyên suốt cả quá trình, mà còn thể hiện sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chính vì tích cực thực hiện công việc “Trồng người” vì lợi ích trăm năm ấy nền Giáo dục và Đào tạo huyện nhà đã góp phần to lớn thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trên quê hương, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Với những đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và sự nỗ lực cố gắng của các nhà trường, học sinh, ngành giáo dục và đào tạo huyện đã nhận được nhận những phần thưởng xứng đáng:

Phòng Giáo dục và Đào tạo được UBND tỉnh tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua thời kỳ đổi mới năm 2000; cờ thi đua xuất sắc ngành giáo dục năm 2001; Sở Giáo dục và Đào tạo tặng 38 cờ về thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động khác.

Các nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng 03 Huân chương Lao động hạng Hai, 07 Huân chương Lao động hạng Ba; Được Thủ tướng Chính phủ tặng 13 Bằng khen; được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 17 Bằng khen; được UBND tỉnh tặng 55 cờ thi đua xuất sắc; được UBND tỉnh tặng 146 Bằng khen;

Nhiều nhà giáo được Chủ tịch nước tặng Huân, Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước; 02 cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; 02 cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 07 cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen; 133 cá nhân được UBND tỉnh tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua và Bằng khen; có 68 học sinh đạt giải cấp quốc gia, 1382 học sinh đạt giải cấp tỉnh và nhiều phần thưởng khác.

Lịch sử hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Mô, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh và cũng là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Yên Mô. 
Tiến trình phát triển ấy đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để có thể vận dụng nhằm đưa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Yên Mô phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Giá Taxi Nội Bài – Quận Ba Đình, Hà NộiGiá Taxi Nội Bài – Minh Khai, Hoàng Mai

Bài viết liên quan

xin chào.
Liên hệ